-
-
-
Tổng cộng:
-
Giao hàng toàn quốc
Tổng tiền thanh toán:
Phân bón cho rau sạch nên sử dụng những loại nào? Cách bón như thế nào là hiệu quả nhất? Hãy xem ngay bài viết dưới đây của Rosava để có thêm thông tin chi tiết nhé.
Phân hữu cơ là các loại chất hữu cơ, được bón vào đất để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây và cải tạo đất.
Các tác dụng của phân hữu cơ bao gồm:
Phân hữu cơ bao gồm nhiều loại như: phân chuồng, phân xanh, phân than bùn, phân vi sinh,... Các loại phân này khi bón vào rau sạch hữu cơ thì sẽ chưa có tác dụng ngay lập tức như phân hóa học. Tuy nhiên, nó mang lại kết quả bền lâu và tăng chất lượng cho cây trồng.
Phân hữu cơ được khuyến khích trong hầu hết mô hình trồng rau sạch hữu cơ. Loại phân này thích hợp cho rau ăn lá. Các loại rau thích hợp cho bón phân hữu cơ là: rau húng, xà lách, rau thơm, rau răm,...
Các loại phân bón hữu cơ:
>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Quy trình sản xuất phân hữu cơ
Phân vô cơ (còn gọi là phân hóa học) chứa các yếu tố dinh dưỡng dưới dạng muối khoáng. Các loại thường được sử dụng nhiều là: NPK, super Lân, Ure, DAP,...
Trong đó, mỗi loại phân lại có tác dụng khác nhau:
Do đó, các loại phân vô cơ ngoài dùng cho rau thì có thể sử dụng cho cây ăn quả để tăng năng suất của cây. Các loại cây thường được dùng loại phân này là: đậu, mướn, khoai tây, khoai lang, cà chua, bầu, bí….
Tính chất của loại phân bón này là dễ tan, cho hiệu quả tức thì với cây trồng, hiệu lực cao. Từ đó, năng suất và sản lượng cây trồng được tăng lên đáng kể.
Tuy nhiên cần phải chú ý là sử dụng phân bón vô cơ với liều lượng, tỷ lệ thích hợp và cân đối. Nếu bón quá nhiều hay bón không hợp lý thì sẽ làm cho đất cứng, hóa chua, giảm độ màu mỡ. Điều này làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nông sản.
>>>> KHÁM PHÁ THÊM: 8 TIPs trồng rau sạch tại nhà đơn giản không dùng hóa chất
Phân vi sinh là loại phân bón rau an toàn được nhiều người ưa chuộng. Phân có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy quá trình phân giải hợp chất hữu cơ và vô cơ khó tiêu trong phân bón. Chúng sẽ giúp cho cây trồng dễ hấp thụ các khoáng chất và phát triển nhanh chóng hơn.
Loại phân bón này có nhiều tác dụng, bao gồm:
>>>> KHÁM PHÁ THÊM: Trồng rau hữu cơ
Bạn có thể tận dụng những loại rác thải của gia đình như làm phân bón từ rau củ bị hư, bị hỏng để tự làm phân bón cho rau sạch tại nhà đơn giản. Nó không chỉ giúp cây phát triển tươi tốt mà còn giúp giảm thiểu các loại rác thải cho môi trường.
Việc tự làm phân bón cho rau sạch tại nhà sẽ giúp đất cải thiện được cấu trúc, sục khí và giữ nước tốt. Đặc biệt, phân bón tự làm bổ sung các vi chất dinh dưỡng quan trọng để giúp cây phát triển tươi tốt, khỏe mạnh. So với việc dùng phân bón vô cơ sẽ làm bạc màu đất sau một thời gian, thế nhưng với phân bón cho rau sạch tự làm giúp khu vườn trở nên xanh tươi và đảm bảo được sức khỏe cho các thành viên trong gia đình bạn.
Các bước cơ bản để tự làm phân bón cho rau sạch tại nhà:
Loại phân xanh cung cấp Nitơ như rau quả thừa, lá cây tươi, cỏ tươi, cỏ vụn xén, bả cà phê, bả đậu, vỏ đậu phộng,...
Loại phân nâu cung cấp Carbon cho rau sạch: Rơm rạ, mùn cưa, cỏ khô, lá khô, vỏ trứng, túi trà,...
Hạn chế sử dụng các loại rác thải sau để làm phân bón: Gia cầm, cá, xương động vật, cá trứng, phân vật nuôi, vỏ sò, vỏ hến,...
>>>> XEM THÊM: Vườn trên sân thượng
Bón phân trên bề mặt của đất trồng là cách bón phân cho rau sạch phổ biến và mang lại hiệu quả cao. Cách bón này được sử dụng chủ yếu ở phân đạm.
Bón phân rau sạch bằng phương pháp bề mặt chỉ cần sử dụng tay để rắc đều lên bề mặt của đất trồng. Còn đối với bón phân hữu cơ thì nên bón ở dưới lòng đất, sau đó lấp lên trên đó một lớp đất mỏng hoặc trộn đất đều lên bên trên bề mặt để đạt được hiệu quả cao.
>>>> TÌM HIỂU THÊM: Trồng rau tại nhà
Phun lá là một phương pháp bón phân hiệu quả đối với một số loại phân bón giàu hàm lượng sắt, kẽm hoặc các nguồn đạm ít quan trọng đối với rau. Tuy nhiên, cách bón phân bằng phương pháp phun xịt qua lá sẽ khó tính toàn và xác định được chính xác hàm lượng phân mà cây hấp thụ. Đặc biệt là đối với các chất khoáng như phốt pho, kali,...
Cách bón phân cho rau sạch vào đất phù hợp với một số loại phân bón cho rau sạch ở dạng hòa tan như phốt pho, kali. Phương pháp này sẽ cho phân bón vào từng lỗ nhỏ hoặc đào rãnh xung quanh cây trồng. Sau đó dùng nước tưới đẫm để phân bón ngấm vào đất, từ đó rau có thể dễ dàng hấp thụ hơn.
Bón lót thường sử dụng phân chuồng, phân vô cơ chậm tan như kali, lân và vôi trộn chung vào đất trước khi trồng. Việc làm này nhằm tạo ra một nguồn dinh dưỡng nền cho rau.
Phân lót có thể bón theo hốc hoặc rải đều trước khi gieo trồng. Hoặc phân lót cũng có thể bón theo hàng lấp phân rồi trồng dọc hàng đã bón.
>>>> CLICK NGAY: Quy trình bón phân lót
Bón thúc giúp rau hấp thu được đầy đủ chất dinh dưỡng kịp thời và đúng lúc. Từ đó tạo nên cơ sở cho rau sinh trưởng và phát triển với năng suất cao. Việc bón thúc này sẽ dùng cho các loại phân dễ hòa tan, dễ tiêu như phân chuồng ngâm ủ, phân đạm và phân kali.
Cách bón thúc cho phân như sau:
>>>> THAM KHẢO NGAY: Quy trình bón phân thúc
Để đảm bảo quy trình bón phân cho rau sạch được hiệu quả thì cần phải lưu ý những nguyên tắc sau:
Đối với bón lót thì các loại phân chuồng đã được ủ hoai mục và lân hữu cơ vi sinh khoảng chừng 300kg lân hữu cơ vi sinh, 15 tấn phân chuồng, 30%N + 50%K cho 1 ha. Còn đối với bón thúc thì sẽ được tính 70%N + 50%K (phần còn lại sẽ được dùng để bón thúc).
Nguyên tắc sử dụng kỹ thuật bón lót, bón thúc đối với cây sinh trưởng ngắn và dài đã có đề cập ở trên. Đối với những loại rau sạch mới trồng thì nên sử dụng các loại phân bón lá hoặc là các chất điều hòa sinh trưởng từ 3 - 4 lần tùy với từng loại rau cũng như nồng độ, cần kết thúc trước 10 ngày. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng phân bón hóa học từ 30% cho đến 50% thì không nên sử dụng các loại phân pha loãng hoặc phân pha loãng.
Với cách bón phân NPK cho rau sạch thì cần tuân thủ theo 2 nguyên tắc:
Phân NPK (Đạm, lân và kali) là những dinh dưỡng cơ bản nhất mà nó có ảnh hưởng lớn đến chất lượng, năng suất rau sạch. Tuy nhiên, nếu bạn bón phân NPK không cân đối thì sẽ gây ảnh hưởng đến hậu quả ngược: chất lượng, năng suất rau sạch kém, đặc biệt là rất dễ hư hỏng trong quá trình bảo quản, vận chuyển.
Đối với từng loại thì sẽ có cách bón phân cho rau sạch khác nhau, cụ thể:
Loại cây |
Mức bón phân hữu cơ |
Phân bón lá |
Rau lấy củ, quả |
250kg/ha |
Phun khi cây có từ 5 - 7 lá và khi cây ra hoa |
Hành tỏi, củ cải |
200 - 300kg/ha |
Phun phân khi cây có từ 3 - 4 lá và có từ 7 - 8 lá |
Các loại rau ăn lá |
25kg/ha |
Phun phân sau khi trồng cây khoảng 10 ngày, 15 ngày phun/lần |
Khi sử dụng phân bón cho rau sạch thì bạn cần lưu ý một số điều sau:
Phân ủ sinh hoạt là một trong các loại phân bón hữu cơ đã trải qua quá trình lên men với enzyme. Loại phân bón cho rau sạch này giúp nâng cao được mức độ phì nhiêu của đất. Bên cạnh đó, nó còn giúp phân hủy được các chất hữu cơ ở trong đất thành các chất dễ tiêu cho cây dễ hấp thụ.
Vật liệu:
Chế biến men nước:
Trộn lẫn 1kg đường đỏ với 3kg rác thải, 10l nước và tiến hành ủ trong vòng 3 tháng. Với cách ủ này thì bạn có thể đựng ở trong thùng nhựa và tiến hành đậy kín trong vòng 3 tháng. Sau khi 3 tháng kết thúc thì nước sẽ có màu nâu vàng với mùi phân chua cay. Tuy nhiên, nếu khi bạn mở ra mà phân có mùi hôi với màu đen thì tức nó đã bị hỏng.
Chế biến phân ủ sinh học:
Tiến hành trộn đường, enzym và nước vào đống phân ủ. Sau đó sẽ trải đều đống phân đã ủ đó lên trên bề mặt đất, tiếp tục rải vỏ trấu hoặc là rơm rạ lên mặt trên. Tuy nhiên, một lưu ý là bạn nên tránh ánh nắng mặt trời trong vòng 5 ngày. Với ngày thứ 2 và ngày thứ 3 thì cần tiến hành kiểm tra nhiệt độ phân thường xuyên. Đặc biệt, không nên đảo phân mà nên để yên. Sau khoảng thời gian khoảng chừng 20 ngày thì việc ủ phân được hoàn thành.
Sau thời gian ủ phân, bạn có thể cho phân vào bao và tiến hành bảo quản ở thời gian dài.
Phân bón rau sạch hữu cơ được chế biến qua quá trình lên men các phế phụ phẩm của động vật và cây trồng nhờ hệ sinh vật nằm ở trong nước. Bạn có thể sử dụng phân hữu cơ sinh học để bón cho rau sạch trong quá trình sinh trưởng phát triển để có thể bổ sung các chất dinh dưỡng cho cây kịp thời. Không chit thế, nó còn giúp rau sạch nhà bạn tăng được lượng vi sinh vật.
Thành phần:
Phương pháp làm khô phân hữu cơ sinh học cho rau sạch:
Tiến hành trộn đều cám với phân gà lại với nhau, sau đó bạn cho chế phẩm vi sinh vật vào và trộn đều hỗn hợp rồi đậy kín lại trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, mỗi ngày bạn nên đảo đều loại phân bón cho rau sạch đang được ủ này và cần đậy kín sau khi đảo xong. Cần tiến hành bảo quản phân cho đến khi khô và giữ ở trong bao giấy sau 1 tuần ủ.
Phương pháp chế biến phân bón rau sạch hữu cơ lỏng:
Tiến hành trộn đều phân khô với nước với tỷ lệ là 1kg phân khô : 20 lít nước với 1kg đường. Sau đó bạn tiến hành bơm khí trong vòng 1 tuần và pha loãng khoảng chừng 20 - 40 lần.
Phương pháp bón phân hữu cơ sinh học:
Với loại phân bón trồng rau sạch này có thể sử dụng 3 phương pháp bón khác nhau là bón xung quanh gốc cây, phun xịt lên lá hoặc là tưới phân vào đất.
Phân bón trồng rau sạch Bio - extract là một trong các loại phân được sử dụng khá phổ biến hiện nay.
Vật liệu từ các loại cây trồng:
Thành phần:
Phương pháp chế biến phân bón rau sạch:
Tiến hành cắt nhỏ các phần của cây và đem đi trộn đều với đường. Sau đó cho vào thùng, ấn chặt và đậy nắp kín lại trong vòng 3 - 4 tuần để phân lên men.
Vật liệu từ động vật:
Thành phần:
Phương pháp sử dụng:
Tiến hành pha phân bón rau sạch với tỷ lệ phân, nước là 1/5000 : 1000. Sau đó tiến hành phun cho rau sạch hoặc có thể tưới ngay ở gốc rau hoặc thân rau.
Trên đây là những thông tin về phân bón cho rau sạch mà Rosava muốn gửi đến các bạn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn khi lựa chọn loại phân bón phù hợp với cây rau nhà mình.
>>>> XEM THÊM:
Đầy đủ giống và phân thuốc chuyên dùng cho hoa hồng
Cây chết hoặc hàng mất do vận chuyển bù hàng mới
Hỗ trợ tư vấn 24/24 qua alo, zalo, fb, web
Cam kết ra hoa, chết tặng cây mới