Bạn đang muốn biết phân bón hữu cơ là gì và hiện nay trên thị trường có những loại phân hữu cơ nào, ưu nhược điểm ra sao? Vậy thì hãy tham khảo bài viết dưới đây của Rosava để biết thêm chi tiết nhé!
>>>> XEM THÊM: Phân bón cho rau sạch
1. Khái niệm phân bón hữu cơ
Phân bón hữu cơ là gì? Là một loại phân bón chứa các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng dưới dạng một hợp chất hữu cơ thường được dùng trong canh tác và sản xuất nông nghiệp.
Phân hữu cơ có nguồn gốc chủ yếu từ tàn dư thân, lá cây, phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp, phân, chất thải gia súc, than bùn, gia cầm, hoặc các chất hữu cơ được thải từ sinh hoạt, nhà bếp, nhà máy sản xuất thủy hải sản,...
>>>> CLICK NGAY: Quy trình sản xuất phân hữu cơ
2. Công dụng của phân bón hữu cơ là gì?
Phân bón hữu cơ có công dụng giúp cải tạo đất, tăng độ tơi xốp và phì phiêu cho đất qua việc cung cấp, bổ sung những loại chất hữu cơ, mùn, vi sinh vật và trả lại những lượng hữu cơ đã mất
3. Các loại phân phân hữu cơ phổ biến hiện nay
3.1. Phân hữu cơ truyền thống
3.1.1. Phân xanh
Phân bón hữu cơ là gì? Phân xanh được gọi chung các cây hay lá cây tươi được làm bằng cách ủ hoặc vùi xuống trong đất để bón cho cây trồng và đất.
- Ưu điểm: Phân xanh có thể tác dụng bảo vệ, cải tạo đất đai, hạn chế xói mòn.
- Nhược điểm: Phân xanh khi vùi xuống đất, xảy ra quá trình phân hủy chất hữu cơ (phân hủy cây phân xanh) nên thường phát sinh các chất độc hại với cây trồng như CH4, H2S,…Từ đó gây ra hiện tượng ngộ độc chất hữu cơ. Do đó mà phân xanh chỉ có tác dụng chậm và chỉ có công dụng để bón lót.
>>>> THAM KHẢO NGAY: Phân bón vô cơ là gì?
3.1.2. Phân chuồng
Phân chuồng có nguồn gốc chủ yếu từ phân, nước tiểu động vật (phân gia cầm, gia súc, phân bắc). Phân được chế biến bằng các kỹ thuật, phương pháp ủ phân truyền thống.
- Ưu điểm: Phân chuồng có các chất dinh dưỡng khoáng đa lượng, trung và vi lượng rất tốt cây trồng. Ngoài ra còn cung cấp chất mùn giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu, tơi xốp và ổn định kết cấu đất tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển, hạn chế xói mòn, hạn hán.
- Nhược điểm: Có hàm lượng các dưỡng chất thấp vì thế cần phải bón với khối lượng lớn, chi phí vận chuyên cao, tốn nhiều nhân công. Bên cạnh đó nếu không chế biến kỹ hoặc sử dụng phân chuồng tươi sẽ mang nhiều mầm bệnh cho cây trồng như các bào tử nấm bệnh, vi khuẩn, virut, hạt giống cỏ dại, nhộng kén côn trùng…
3.1.3. Than bùn
Phân bón hữu cơ là gì? Than bùn không phải bón trực tiếp như những loại phân khác mà phải qua chế biến mới sử dụng được cho cây trồng.
- Ưu điểm: Than bùn có công dụng tốt trong việc bón cải tạo, và tăng độ phì nhiêu cũng như hữu cơ cho đất.
- Nhược điểm: Có hàm lượng dinh dưỡng thấp, quá trình chế biến phức tạp nên thường phải bón phân với khối lượng lớn vừa tốn công tốn sức vừa tốn chi phí.
3.1.4. Phân rác
Phân rác là những loại phân được làm bằng biện pháp ủ truyền thống từ rơm rạ, thân cây, lá cây từ sản xuất nông nghiệp,….
- Ưu điểm: Phân rác giúp tăng độ tơi xốp, ổn định kết cấu đất, đồng thời còn hạn chế xói mòn và chống hạn cho cây trồng.
- Nhược điểm: Phân rác có hàm lượng dinh dưỡng thấp, cách chế biến phức tạp và mất thời gian dài mới thấy rõ công dụng. Và phân rác có thể mang những mầm bệnh hoặc hạt cỏ dại sẵn có trong nguồn nguyên liệu (tàn dư cây trồng lấy để ủ làm phân rác).
3.2. Phân hữu cơ công nghiệp
3.2.1. Phân vi sinh
Thành phần phân bón vi sinh có chứa từ một hoặc nhiều loại vi sinh vật hữu ích gồm nhiều nhóm: vi sinh vật phân giải hữu cơ, vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật ký sinh, vi sinh vật đối kháng, vi sinh vật phân hủy xenlulo,…..
- Ưu điểm: Phân giúp bổ sung thúc đẩy sự phát triển của hệ vi sinh vật đất, phân giải các chất cây trồng khó hấp thu thành dạng dễ hấp thu cho cây trồng. Phân tổng hợp một số chất dinh dưỡng cho cây trồng chủ yếu là đạm (N), giúp khống chế các mầm bệnh tồn tại trong đất, nâng cao hiệu quả sử dung hấp thu phân bón.
- Nhược điểm: Phân bón vi sinh chỉ cung cấp một lượng vừa phải các chất dinh dưỡng cho cây trồng. Bên cạnh đó mỗi loại phân đều có hạn sử dụng và phụ thuộc nhiều vào các nhóm cây trồng.
3.2.2. Phân hữu cơ khoáng
Phân bón hữu cơ là gì? Phân hữu cơ khoáng là sản phẩm phân bón phân hữu cơ và được phối trộn thêm các nguyên tố khoáng vô cơ gồm N,P,K. Phân có chứa ít trên 15% thành phần là các chất hữu cơ, từ 8-18% tổng số các chất vô cơ (hóa học, N+P+K).
- Ưu điểm: Phân chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng khoáng cao.
- Nhược điểm: Bón phân lâu ngày sẽ không tốt cho đất và hệ vi sinh vật đất.
3.2.3. Phân hữu cơ sinh học
Phân hữu cơ là sản phẩm phân bón chế biến từ các loại nguyên liệu hữu cơ được pha trộn và xử lý bằng cách lên men các loại vi sinh vật có lợi. Nhằm tăng thêm và cân bằng hàm lượng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
- Ưu điểm: Có thể dùng bón ở bất cứ giai đoạn nào của cây, phân sẽ giúp cung cấp đầy đủ, cân đối các dinh dưỡng khoáng cần thiết cho cây trồng sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh,...
- Nhược điểm: Phân hữu cơ sinh học có giá thành thường hơi cao so với các loại phân bón khác. Công dụng của phân hữu cơ thường không thể hiện rõ rệt ngay từ ban đầu mà phài theo thời gian
4. Các phương pháp chế biến phân bón hữu cơ hiện nay
Hiện nay trên thực tế có rất nhiều cách chế biến ra phân bón hữu cơ cho cây trồng, cụ thể như:
- Phương pháp chế biến thô sơ: đây là phương pháp làm phân bón dễ dàng có thể hòan toàn tự ủ phân và thực hiện tại nhà. Sản phẩm của phương pháp đơn giản này thường là những loại phân như phân chuồng, phân rác, phân xanh và than bùn.
- Phương pháp chế biến bằng công nghệ vi sinh: thường được sử dụng với các nguồn hữu cơ có ít vi sinh vật. Nguồn nguyên liệu của phân có thể là : rác thải đô thị, than bùn và các chất hữu cơ khó phân hủy như vỏ trấu, vỏ hạt cà phê, bôt gỗ, thân vỏ cây… Các chế phẩm được sử dụng theo phương pháp chế biến này thường được gọi là phân hữu cơ sinh học.
- Phương pháp chế biến than bùn: phương pháp này khá phổ biến với hai giai đoạn: giai đoạn hoạt hóa và giai đoạn dưỡng hóa. Phân hữu cơ chế biến từ than bùn tạo ra môi trường thuận lợi cho vi sinh vật tồn tại và phát triển.
5. Quy trình ủ phân bón hữu cơ đơn giản tại nhà
5.1. Bước 1: Chuẩn bị thùng ủ phân
Đầu tiên là phải chuẩn bị thùng chứa phân để ủ. Bạn có thể chọn một trong các loại thùng như: thùng nhựa hình nón, hình vuông hay thùng gỗ hình vuông, thùng gỗ có trục xoay tròn,…Nếu nhà bạn không có sẵn những chiếc thùng này, thì bạn cũng dễ dàng mua chúng trên thị trường.
5.2. Bước 2: Lựa chọn vị trí thích hợp
Nên lựa chọn vị trí để thùng ủ tại nơi có nắng, có vị trí thoát nước tốt. Và đồng thời là nơi mà bạn có thể thường xuyên kiểm tra chất lượng phân đang ủ của mình.
Ngoài ra, chúng ta nên đặt thùng ủ phân tại các vị trí có đất trồng, nên hạn chế đặt trên nền gạch, nền bê tông. Vì điều này sẽ có lợi cho các vi sinh vật có lợi, giun,… trong đất có thể xâm nhập được vào. Tốt nhất, bạn nên đào hố sâu khoảng 10 – 20cm rồi đặt thùng ủ phân xuống.
5.3. Bước 3: Chuẩn bị nguyên, vật liệu
Để ủ phân bón hữu cơ thì bạn cần có 2 nhóm thành phần chính để làm nguyên liệu. Đó chính là:
- Các nguyên liệu như: lá cây khô, giấy cart tông, cỏ khô, rơm rạ, trà khô, vỏ trứng hay cành cây khô, mùn cưa, túi lọc trà,…
- Các nguyên liệu xanh như: rau củ quả tươi sống, cỏ tươi, vỏ trái cây tưới, bã cà phê, cành lá cây xanh,…
5.4. Bước 4: Tiến hành ủ phân hữu cơ
Khi đã chuẩn bị xong tất cả các nguyên liệu, dụng cụ cần thiết rồi thì bạn tiến hành ủ phân:
- Đầu tiên, phải rải một lớp nguyên liệu đã chuẩn bị vào thùng. Tiếp đó, là rải một lớp nguyên liệu xanh và với mỗi lớp này sẽ dày khoảng 10cm.
- Sau đó, hãy rải một lớp mỏng đất vườn trồng cây màu mỡ vào phía trên. Rải xong thì cần phải làm ẩm cho chúng bằng cách lấy vòi tưới hoa phun nhẹ lên.
- Sau khi làm xong các bước trên thì rắc men vi sinh EMZEO và Trichoderma lên đều bề mặt
- Chúng ta cứ lặp lại các công đoạn như ở trên rải các lớp này cho đến khi đầy chiếc thùng.
Sau khi đã hoàn thành, bạn đóng nắp thùng chặt lại. Và khoảng 2 tuần, bạn cần ra kiểm tra và xoay thùng thật đều. Thông thường, xoay thùng càng nhiều, phân hữu cơ được ủ càng nhanh phân hủy nhanh hơn.
5.5. Bước 5: Hoàn thành
Để có một thùng phân bón chất lượng cao thường thì bạn cần ủ khoảng một năm. Còn bình thường, hơn 2 tuần, bạn cũng có thể sử dụng để bón cho cây trồng được rồi. Thế nhưng, để biết xác định xem nên ủ bao lâu là chính xác nhất, chúng ta nên dựa vào loại nguyên liệu mà mình đem đi ủ, cách ủ phân, môi trường ủ phân, nhiệt đồ, thùng chứa,...
Để dễ dàng nhận biết đâu là phân ủ đã dùng được, bạn có thể vận dụng những đặc điểm sau:
- Phân ủ sẽ vụn ra như mùn
- Thùng phân ủ sẽ chuyển toàn bộ sang màu nâu
- Phân ủ thường có mùi đất tự nhiên
Với bài viết trên đây của Rosava, chắc hẳn bạn đã giải đáp được câu hỏi Phân bón hữu cơ là gì? Những loại phân bón hữu cơ có đặc điểm gì khác nhau? Hy vọng sẽ giúp bạn làm được phân ủ tại nhà để chăm sóc cho khu vườn của mình
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: