Quy Trình Bón Phân Thúc Hiệu Quả, Chi Tiết Nhất

Trong canh tác nông nghiệp, yếu tố phân bón là một yếu tố không thể thiếu. Nếu giai đoạn trước khi gieo trồng cây phải thực hiện bón lót, thì bón thúc là kỹ thuật buộc phải thực hiện vào giai đoạn cây sinh trưởng. Quy trình bón phân thúc không đơn giản như bón lót, nó đòi hỏi người nông dân phải có những biện pháp kỹ thuật tốt và phù hợp. Bài viết dưới đây, Rosava sẽ cung cấp cho bạn những thông tin thật bổ ích.

>>>> CLICK NGAY: Phân bón cho rau sạch

1. Bón phân thúc là gì? Vì sao cần bón phân thúc cho cây

Đầu tiên, để quy trình bón phân thúc được đảm bảo một cách chính xác nhất về mặt kỹ thuật, bạn cần hiểu rõ như thế nào là bón thúc và vì sao điều đấy lại cần thiết cho cây. 

Quy trình bón phân thúc

Bón phân thúc được định nghĩa là công việc bổ sung phân bón cho cây trong quá trình cây phát triển và sinh trưởng. Nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ những chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng phát triển một cách thuận lợi. Từ đó, cây có thể đem đến năng suất chất lượng cao như mong muốn.

Quy trình bón phân thúc

Giống như con người, cây đến giai đoạn phát triển và sinh trưởng cũng như giai đoạn con người ở độ tuổi dậy thì. Việc được bổ sung đầy đủ những chất dinh dưỡng thiết yếu vào giai đoạn này là vô cùng quan trọng. Nếu bỏ qua quy trình bón phân thúc, cây sẽ yếu đi, dễ mắc bệnh và đạt năng suất thấp. Đây là câu trả lời vì sao bạn cần bón thúc cho cây.

>>>> XEM THÊM: Phân bón rau sạch

2. Quy trình bón phân thúc đơn giản, hiệu quả

Bạn đã hiểu được tầm quan trọng của việc bón phân thúc cho cây, vậy quy trình như thế nào mới đúng quy chuẩn và đảm bảo cây phát triển, sinh trưởng tốt. Dưới đây, là 4 bước bón thúc mà chúng tôi đã liệt kê:

  • Bước 1: Xác định vị trí bón phân.
  • Bước 2: Đào hố hoặc cuốc rãnh bón phân; kích thước từng hố hoặc rãnh phụ thuộc theo độ sâu của rễ ở vị trí bón phân. 
  • Bước 3: Bón phân vào rãnh hoặc hố, rồi lấp kín đất.
  • Bước 4: Tưới nước vào hố hoặc rãnh đã bón phân.

Quy trình bón phân thúc

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Quy trình bón phân lót

3. Phương pháp bón phân thông dụng, phổ biến

Có ba phương pháp bón thúc cho cây trồng được áp dụng phổ biến trong nông nghiệp:

  • Bón theo hốc

Phương pháp này cách thức thực hiện khá đơn giản, đồng thời vẫn đảm bảo các cây được cung cấp một lượng phân bón đủ và đồng đều. Chúng ta chỉ cần đào xung quanh từng gốc, bón phân vào và lấp kín đất. Tuy nhiên, cây sẽ khó có thể hấp thu toàn bộ chất dinh dưỡng mà phân bón cung cấp. Vì phân bón sau khi tiếp xúc với đất sẽ dễ dàng bị chuyển hóa thành hợp chất khó tan.

Quy trình bón phân thúc

  • Bón theo hàng/đào rãnh

Tương tự bón theo hốc, khác là bón theo hàng bạn chỉ cần đào thành các rãnh đi dọc theo từng hàng cây trồng. Thông thường, độ sâu mỗi rãnh tầm 10cm, chiều rộng 20cm. Sau khi rải đều phân bón vào các rãnh, lấy đất lấp kín.

Quy trình bón phân thúc

Phương pháp này so với bón theo hốc, cách thức thực hiện thuận tiện và ít tốn công sức hơn. Tuy nhiên, nó cũng tồn tại những hạn chế tương tự phương pháp bón theo hốc. Phân bón vẫn dễ bị chuyển thành hợp chất khó tan, dẫn đến cây trồng khó khăn trong hấp thu, hay thậm chí hoàn toàn không thể hấp thu được.

  • Bón vãi

Với phương pháp này, đầu tiên, bạn cần làm ẩm mặt đất trước khi thực hiện nhằm có hiệu quả tốt nhất. Cách thức này rất đơn giản, chỉ cần rải đều lớp phân bón lên mặt đất, đặc biệt là những vùng gần gốc cây.

Quy trình bón phân thúc

Đây là phương pháp được đánh giá là nhanh chóng và thuận tiện. Mặt khác, nhược điểm của bón vãi là với trường hợp bạn chưa thuần thục thao tác, phân bón có thể không được phân bố đồng đều, hoặc không đúng vị trí bộ rễ của cây, dẫn đến nhiều chất dinh dưỡng cây không hấp thu được.

4. Kỹ thuật bón phân thúc phù hợp với loại cây

4.1 Bón phân cho rau

Với những loại rau như: cà chua, dưa leo, cà tím, cải xanh, cải bắp,... thông thường quy trình bón phân thúc chia thành 3 lần: 

  • Lần 1: lúc này cây còn nhỏ, bắt đầu hình thành 2 - 3 cặp lá thật, sau khi cây trồng được 8 - 10 ngày, tiến hành bón thúc nhằm thúc đẩy sự phát triển của thân lá, tăng tốc độ phát triển của cây.
  • Lần 2: giai đoạn này cây đã ra hoa, tiến hành sau khi trồng cây được 22 - 25 ngày.
  • Lần 3: lúc này quả đang lớn dần, tiến hành bón phân sau khi trồng cây được 44 - 45 ngày.

Quy trình bón phân thúc

4.2 Bón phân cho cây ăn quả

Với các loại cây ăn quả, hằng năm quy trình bón phân được thực hiện 2 đến 3 lần, thường vào giai đoạn sau thu hoạch, trước ra hoa và khi qua mới xuất hiện. Không giống bón thúc cho loại cây rau, cây ăn quả đòi hỏi từng giai đoạn phải sử dụng đúng từng loại phân bón cụ thể.

  • Sau thu hoạch: chủ yếu dùng phân đạm. Ở giai đoạn này, cây sẽ rơi vào trạng thái khá kiệt quệ, việc bón thúc sẽ giúp cây được bổ sung dinh dưỡng, kích thích phát triển thêm những bộ phận rễ, cành mới.
  • Trước ra hoa: chủ yếu là thành phần phân đạm, phân lân. Việc cung cấp nhiều chất dinh dưỡng giúp cây hấp thụ để tăng trưởng số lượng hoa, đảm bảo hoa ra nhiều một cách đồng đều.
  • Sau khi đậu quả: tập trung bổ sung Kali, phân đạm. Giai đoạn này cần thêm nhiều loại chất phù hợp để nuôi quả.

Quy trình bón phân thúc

5. Các nguyên tắc sử dụng phân bón cần biết

5.1 Thời điểm bón phân

Cây trồng luôn sinh trưởng và phát triển không ngừng, quá trình đó bao gồm nhiều giai đoạn liền kề, và yêu cầu về phân bón, các dưỡng chất cho từng thời điểm cũng khác nhau. Việc cung cấp đầy đủ và kịp thời phân bón đúng vào từng giai đoạn mới có thể phát huy được hết hiệu quả. Nếu để bị thiếu hụt và bổ sung sau thì hiệu quả đạt được rất thấp.

Quy trình bón phân thúc

Nhu cầu về mặt dinh dưỡng của cây trồng là luôn luôn hiện hữu, tồn tại trong suất tất cả các giai đoạn, chu kỳ sống của nó. Vì vậy, việc chia phân bón ra nhiều lần và bón đúng lúc cây cần là yếu tố nền tảng để phân bón phát huy hiệu lực cao nhất.

5.2 Liều lượng phân bón

Lượng phân bón cho cây trồng là không được thừa hay thiếu, chỉ cần vừa đủ thì nó mới phát huy tính năng một cách hiệu quả nhất. Mỗi loại phân bón sẽ tương ứng với mỗi liều lượng thích hợp cho từng loại cây trồng. 

Quy trình bón phân thúc

5.3 Loại phân bón

Phụ thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu cho từng giai đoạn, từng loại cây trồng hay đặc điểm đất đai để lựa chọn các loại phân phù hợp, tránh để dư hay thừa phân bón.

Quy trình bón phân thúc

Chẳng hạn, với giai đoạn cần nuôi trái, cây sẽ cần phân bón chứa nhiều chất Kali để có thể tích lũy các chất hữu cơ: tinh bột, protein,... về hạt, củ, quả. Còn với các loại đất chai cứng, bạc màu, nghèo mùn thì cần bón các loại phân bón hữu cơ, hữu cơ sinh học, hữu cơ vi sinh,... nhằm bổ sung mùn, các chất hữu cơ và các vi sinh có lợi trong việc cải tạo, tăng độ phì nhiêu cho đất.

5.4 Kỹ thuật bón phân

Với những loại phân khác nhau sẽ có kỹ thuật sử dụng khác nhau. Loại sẽ chuyên dụng cho bón lót, loại sẽ chuyên cho bón thúc, loại thì rải trên mặt đất, có loại thì vùi sâu xuống đất. Chẳng hạn, với loại phân dễ bị bay hơi, tan nhanh trong nước thì cách bón phù hợp là bón vùi vào trong đất; loại phân khó bay hơi và khó tan thì cách rải trên mặt đất, hoặc dùng để bón lót là thích hợp.

Quy trình bón phân thúc

Mỗi quy trình trong trồng cây đều quan trọng và đòi hỏi người nông dân phải thật tỉ mỉ và thận trọng để đạt được thành quả tốt. Trên đây, Rosava đã cung cấp những thông tin thiết yếu và đầy đủ nhất về quy trình bón thúc phân cho cây để giúp bạn đạt được hiệu quả tốt nhất.

>>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Quy trình sản xuất phân hữu cơ chi tiết, nhanh chóng

Tag :
VIẾT BÌNH LUẬN:
ĐA DẠNG SẢN PHẨM
ĐA DẠNG SẢN PHẨM

Đầy đủ giống và phân thuốc chuyên dùng cho hoa hồng

GIAO HÀNG TOÀN QUỐC
GIAO HÀNG TOÀN QUỐC

Cây chết hoặc hàng mất do vận chuyển bù hàng mới

TƯ VẤN MIỄN PHÍ 24/24
TƯ VẤN MIỄN PHÍ 24/24

Hỗ trợ tư vấn 24/24 qua alo, zalo, fb, web

ĐẢM BẢO QUYỀN LỢI
ĐẢM BẢO QUYỀN LỢI

Cam kết ra hoa, chết tặng cây mới

Chat Facebook Chat Zalo Hotline: 081.99.45.468