-
-
-
Tổng cộng:
-
Giao hàng toàn quốc
Tổng tiền thanh toán:
Cách chăm sóc hoa hồng trứng đúng kỹ thuật là điều mà những người yêu hoa hồng thắc mắc. Bởi lý do khi trồng giống hoa này, bạn cần lưu ý đến khá nhiều vấn đề. Để biết thêm cách chăm sóc nó, hãy tham khảo bài viết dưới đây của Rosava nhé!
>>>> GỢI Ý: Chăm sóc hoa hồng
Hoa hồng trứng là giống hoa được ưa chuộng hiện nay. Nó có tên khoa học là Koster Rose và được biết đến vào năm 1935 tại Hà Lan. Khi loài hoa này về Việt Nam, người ta đặt cho nó cái tên là hoa hồng trứng. Bởi lý do hình dạng cụp tròn của nó rất giống trái trứng. Trên thị trường, giống hoa này được trồng và cung cấp tại các vựa hoa ở Sa Đéc, Đà Lạt, Văn Giang (Hưng Yên),...
Giống hoa hồng trứng là thuộc loại hoa có bụi nhỏ xinh với chiều cao khiêm tốn. Nó chỉ cao khoảng 20-80cm nhưng tán cây tỏa rộng có thể lên tới 50-70cm. Hoa của hồng trứng nở từng chùm và đẹp. Nó có màu sắc đa dạng cùng với tốc độ sinh trưởng trung bình và ít sâu bệnh.
Ngoài ra, hoa hồng trứng còn có các đặc điểm khác như:
>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: 6 cách chăm sóc hoa hồng chiết cành giúp cây ra hoa tốt
Khi trồng giống hoa này, nó sẽ mang đến một số lợi ích như sau:
>>>> XEM THÊM: Cách chăm hoa hồng trong chậu
Bên cạnh cách chăm sóc hoa hồng trứng, ta cũng cần chú ý đến kỹ thuật trồng cho ra sai hoa. Dưới đây là các bước hướng dẫn kỹ thuật :
Sau khi trồng, ta cần tưới nước và để cây vào nơi râm mát ít nhất 7 ngày. Qua từng ngày, cho cây dần dần tiếp xúc với ánh nắng và có thể bón phân.
>>>> CLICK NGAY: Cách chăm sóc hoa hồng mùa mưa khỏe mạnh, đúng cách
Bên cạnh việc chăm sóc hoa hồng trứng đúng kỹ thuật, bạn nên chú ý những điều sau:
Hoa hồng trứng là loài hoa rất ưa nắng. Chính vì vậy, khi trồng, bạn nên cho hoa hứng nắng ít nhất 5 - 6 tiếng trên một ngày. Việc này sẽ giúp hoa hấp thụ đủ ánh sáng mặt trời và tạo điều kiện cho hoa tươi tốt hơn.
Rễ cây của hồng trứng ăn nông nhưng tỏa rộng. Thế nên, bạn nên trồng nó ở nơi đất xốp và giàu mùn. Đặc biệt, bạn cần phải chú ý đến độ thông thoáng của đất, tránh cho cây bị ngập úng. Ngoài ra, việc bón lót thêm xỉ than, trấu hun và phân hữu cơ có thể làm tăng dinh dưỡng cho cây.
Khi thấy bề mặt chậu khô thì nên tưới nước cho hoa, Bên cạnh đó, tùy theo điều kiện thời tiết mà bạn nên điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp. Nếu trời mưa to thì nên hạn chế tưới nước để phòng trường hợp tưới nhiều sẽ làm rễ cây bị thối.
Yêu cầu dinh dưỡng của hoa hồng trứng khá cao. Bởi lý do, hồng trứng cho sai hoa và cành lá phát triển xum xuê. Thế nên, bạn cần bổ sung các loại phân đa vi lượng mỗi tháng 1 lần. Đặc biệt, sau 3-4 năm trồng hoa thì nên thay chậu và đổi ⅓ lượng đất mới.
Tùy theo kích cỡ của từng loại hoa hồng trứng mà bạn sẽ bón phân cho phù hợp. Đối với hoa hồng đã trưởng thành, bạn nên bón 2 nắm phân gà/gốc/tháng (chia làm 2 lần bón) hoặc 1 nắm phân dơi/gốc/tháng.
Trong cách chăm sóc hoa hồng trứng, bạn nên lưu ý nhất đến vấn đề sâu bệnh. Hồng trứng có thể mắc một số sâu bệnh thường gặp trên hoa hồng. Bạn cần phải theo dõi thường xuyên tình trạng của cây để phòng và chữa trị kịp thời.
Hoa hồng trứng có vẻ ngoài tràn đầy sức sống và xinh đẹp. Chính vì vậy, khi đặt một chậu hồng trứng tại bàn trà, nó sẽ giúp không gian bàn có tính thẩm mỹ hơn. Ngoài ra, người ta còn tin rằng hoa hồng trứng có thể mang đến tiền tài, sức khỏe và hạnh phúc cho gia chủ.
Trên đây là những thông tin về cách chăm sóc hoa hồng trứng đúng kỹ thuật. Ngoài ra, bài viết của Rosava còn cung cấp cho người đọc về nguồn gốc, đặc điểm và ý nghĩa phong thủy của loài hoa hồng trứng. Hy vọng thông qua bài đọc này, bạn có thể cập nhập được thêm nhiều điều về hoa và cách chăm sóc đúng. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này!
>>>> BẬT MÍ:
Đầy đủ giống và phân thuốc chuyên dùng cho hoa hồng
Cây chết hoặc hàng mất do vận chuyển bù hàng mới
Hỗ trợ tư vấn 24/24 qua alo, zalo, fb, web
Cam kết ra hoa, chết tặng cây mới