-
-
-
Tổng cộng:
-
Giao hàng toàn quốc
Tổng tiền thanh toán:
Đối với những người phụ nữ của gia đình, rau có nguồn gốc và sạch sẽ luôn được chọn lựa hơn cả. Vì vậy mà tự trồng rau tại nhà cũng trở nên phổ biến. Vậy các bạn đã biết đến việc tự làm phân hữu cơ để trồng rau chưa? Rosava sẽ chỉ cho các bạn cách ủ phân để trồng rau bằng rác hữu cơ đơn giản, hiệu quả qua bài viết dưới đây.
>>>> CLICK NGAY: Cách trồng rau hữu cơ
Lợi ích đầu tiên của khi ủ phân bón từ rác hữu cơ phải kể đến việc giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường, giúp ngăn ngừa phần nào tình trạng ô nhiễm môi trường, một trong những vân đề nghiêm trọng nhất hiện nay. Bên cạnh đó, trồng rau bằng rác hữu cơ còn đem lại rất nhiều lợi ích trong việc chăm sóc cây trồng.
Phân bón hữu cơ giúp đất được cải tạo tốt nhờ được bổ sung một lượng mùn và vi sinh vật tốt đáng kể, giúp đất tơi xốp, thoáng khí và tăng độ phì nhiêu. Nó còn giúp hạn chế xói mòn đất và ngăn cho các chất dinh dưỡng không bị rửa trôi, tăng độ pH cho đất trồng. Rễ rau khi trồng rau sạch từ rác hữu cơ sẽ khỏe mạnh và phát triển mạnh mẽ.
Phân từ rác hữu cơ còn giúp hạn chế sâu bệnh gây hại cây trồng. Và khi sử dụng phân hữu cơ, việc tưới tiêu và nhu cầu nước cũng giảm đi, số lượng vi sinh vật và giun cũng được tăng lên, làm giảm lượng nước tưới, giúp đất trồng tươi tốt và màu mỡ hơn.
Qua đó, trồng rau bằng rác hữu cơ giúp cây trồng được phát triển ổn định và tốt hơn, hạn chế được sâu bệnh. Từ đó nâng cao nâng suất cây trồng. Vườn rau nhà bạn sẽ là vườn rau hữu cơ an toàn và bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.
>>>> THAM KHẢO THÊM: Trồng rau hữu cơ
Rác thải làm "thực phẩm" cho cây rất tốt. Nhưng không phải loại rác nào cũng là rác hữu cơ tốt cho rau trồng. Những đồ làm bằng nhựa cũ đã bỏ đi, những lọ thủy tính đã hỏng... là các loại rác vô cơ, cây không hấp thụ được. Vì vậy, cần phải loại bỏ đi.
Thông thường, các loại thức ăn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Vậy nên khi còn thừa thức ăn, đừng vội bỏ đi mà hãy giữ lại để ủ phân cho rau trồng. Vỏ chuối cung cấp kali. Nito được tổng hợp từ bã cà phê, cỏ vụn xén... Để phân cung cấp carbon cho rau xanh phát triển, nên chọn vỏ trứng, lá khô, rơm rạ...
Tuy nhiên, cũng có những loại phân hữu cơ không thích hợp cho cây trồng như xương động vật, gia cầm và cá, phân người và động vật chưa qua xử lý, cỏ dại có hại... Và đặc biệt, đừng chọn lá tràm, vỏ cam, vỏ quýt để sử dụng làm phân ủ nhé, vì chúng có tinh dầu, sẽ làm hại đến sự phát triển của rau trồng.
Vậy nên khi trồng rau bằng rác hữu cơ, phải tìm hiểu kỹ xem đó có phải là rác thải phù hợp để làm phân ủ bón cho cây không nhé.
>>>> XEM THÊM: Kỹ thuật trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS
Để trồng rau bằng rác hữu cơ, cần chuẩn bị các nguyên liệu sau cho quá trình ủ phân:
Thùng ủ phân có thể là thùng nhựa, thùng gỗ... Tùy vào dung lượng rác thải của các hộ gia đình mà sử dụng các thùng ủ có dung tích khác nhau. Dung tích của thùng ủ từ 20 - 120 lít. Đối với các thùng kín, nên khoan các lỗ nhỏ trên thân cách nhau từ 10 - 15cm để có chỗ thoát nước. Ở hai bên thành thùng, khoan 2 ô vuông to từ 20 - 30cm để lấy phân.
Sau khi đã hoàn tất khâu chuẩn bị thùng ủ sao cho đạt tiêu chuẩn, cần lưu ý đặt thùng ủ phân ở xa nguồn nước sinh hoạt, và cũng đừng quên đặt chậu nhựa để thu nước rỉ ra từ rác thải. Như vậy có thể hạn chế nước thải ra từ rác bị nhiễm vào nguồn nước sinh hoạt, và cũng ngăn lại một phần mùi hôi từ rác phân hủy bốc ra. Nên đặt ở nơi có nhiều nắng. Như vậy, quá trình phân hủy sẽ diễn ra nhanh hơn khi có nhiệt độ xúc tác.
Trước khi ủ phân, các loại vỏ bọc bằng nhựa, túi nilon... cần được loại bỏ. Cắt và nghiền nát các loại rác hữu cơ để dễ dàng trộn hơn.
Sau khi đã nghiền nát, cắt nhỏ các loại rác, tiến hành trộn rác với chế phẩm vi sinh: 0,5 – 1 Kg EM, nhờ vậy mà quá trình ủ sẽ diễn ra nhanh và thân thiện với môi trường hơn đấy.
Sau đó, tiến hành lót từng lớp đất, rác và lá khô, rơm theo thứ tự từng bước như sau:
>>>> THAM KHẢO THÊM: Tháp trồng rau hữu cơ
Để ủ phân từ rác hữu cơ, không thể bỏ qua bước kiểm tra, đảo trộn và điều chỉnh độ ẩm. Sau khi đã bước vào quá trình ủ phân, cứ 15 ngày mở ra đảo 1 lần. Và điều chỉnh độ ẩm rất quan trọng trong việc ủ phân. Bạn có thể kiểm tra độ ẩm bằng tay, sao cho phân không được quá ướt.
Sau khoảng một tháng, bạn đã có thể sử dụng để trồng rau rồi đấy.
Nên duy trì độ ẩm khi ủ trong khoảng từ 40-60% để các vi sinh vật được hoạt động tốt nhất, cũng như giúp quá trình ủ diễn ra nhanh nhất. Không nên để rác thải quá khô hoặc ướt nếu không muốn tác động làm các vi sinh vật hoạt động kém.
Bên cạnh đó, nếu không duy trì độ ẩm như vậy, sẽ dễ có mùi hôi và làm chậm quá trình ủ phân. Và cũng nên giữ lại một ít đất để trộn với phần đất mới, như vậy quá trình ủ sẽ tốt hơn và tiết kiệm được chi phí mua nấm Trichoderma cho những lần ủ sau.
Sau khi được lấy tù thùng ủ ra, nên phơi phân hữu cơ từ 1 đến 2 ngày để giảm bớt nhiệt độ mới đưa vào bón cho cây trồng.
Có nhiều cách để trồng rau từ rác hữu cơ. Trộn phân với đất theo tỉ lệ 1:3 trước khi bón cho cây là một trong những cách thông dụng nhất, Bạn cũng có thể hòa với nước để tưới cho cây, hoặc bón xung quanh gốc gây một ít rồi tưới nước. Ngoài ra, sử dụng tháp rau hữu cơ eco cũng là một cách đơn giản để trồng rau từ rác hữu cơ đấy.
Đặc biệt, bạn có thể ép phân hữu cơ đã ủ thành dạng viên phân. Viên phân hữu cơ với đặc tính chậm tan, giúp cây trồng hấp thu tốt hơn chất dinh dưỡng, nâng hiệu quả sử dụng lên cao hơn so với phân bón thông thường.
Rosava vừa chia sẻ cho các bạn cách trồng rau từ rác hữu cơ sao cho thật đơn giản và hiệu quả. Hy vọng rằng, các bạn sẽ có thể tự làm phân tại nhà để thay thế cho phân vô cơ, vừa cung cấp những dưỡng chất tự nhiên cho rau trồng tốt hơn, mà vừa bảo vệ được môi trường xung quanh.
>>>> GỢI Ý: Dung dịch trồng rau thủy canh hữu cơ và cách pha chi tiết
Đầy đủ giống và phân thuốc chuyên dùng cho hoa hồng
Cây chết hoặc hàng mất do vận chuyển bù hàng mới
Hỗ trợ tư vấn 24/24 qua alo, zalo, fb, web
Cam kết ra hoa, chết tặng cây mới