Kỹ Thuật Trồng Rau Hữu Cơ Theo Tiêu Chuẩn PGS Hiệu Quả Cao

Ngày nay, con người ngày càng quan tâm đến sức khỏe, vì thế an toàn vệ sinh thực phẩm luôn được đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy, rất nhiều tổ chức và cá nhân đã tham gia trồng rau sạch. Tuy nhiên, làm như thế nào để đảm bảo chất lượng nông sản đạt tiêu chuẩn thì không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết dưới đây, Rosava sẽ cung cấp đến bạn đọc những kiến thức cần thiết về kỹ thuật trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS.

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Trồng rau hữu cơ tại nhà

1. Vì sao cần phải trồng rau canh tác hữu cơ?

Đất đai dần trở nên cằn cỗi, tình trạng sâu bệnh ngày càng khó kiểm soát, dinh dưỡng màu dễ bị rửa trôi khỏi đất hay nước sông, hồ ô nhiễm chất hóa học trầm trọng, động vật sống trong điều kiện không tự nhiên đều là hệ lụy của canh tác thông thường để lại. Chính những điều đó dẫn đến những vấn đề gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe của sinh vật, động vật, hay thậm chí là cả con người.

Kỹ thuật trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS

Nhờ vào canh tác hữu cơ, đất đai trở nên màu mỡ hơn, đất trồng tương lai có thể được bảo vệ. Bên cạnh đó, con người có thể kiểm soát sâu bệnh bằng những cách không gây nguy hại đến sức khỏe, bảo vệ được nguồn nước. Như vậy trồng rau canh tác hữu cơ không những bảo vệ môi trường, mà còn sản xuất ra các thực phẩm đầy dinh dưỡng, lượng thực và thức ăn gia súc chất lượng cao để bán với giá tốt nhất.

Kỹ thuật trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS

2. Những nguyên tắc khi canh tác hữu cơ cần nắm

Để trở thành người nông dân hữu cơ thành công thì cần nắm những nguyên tắc cơ bản khi canh tác hữu cơ. dưới đây là những nguyên tắc được chúng tôi tổng hợp:

  • Duy trì và tăng độ phì nhiêu của đất trồng về mặt dài hạn
  • Chú trọng sản xuất thực phẩm đủ số lượng, chất lượng dinh dưỡng cao.
  • Tận dụng làm việc với các nguyên vật liệu, các chất có thể tái chế, hoặc ở trong trang trại hoặc ở nơi khác càng nhiều càng tốt. 
  • Cho phép tất cả con vật nuôi trong trại thực hiện những bản năng bẩm sinh của chúng, bằng cách cung cấp cho chúng những điều kiện thích hợp.
  • Phối hợp một cách xây dựng và theo hướng củng cố cuộc sống giữa mọi các chu kỳ và hệ thống tự nhiên.
  • Hoạt động trong một hệ thống khép kín đối với các yếu tố dinh dưỡng và chất hữu cơ càng nhiều càng tốt.
  • Nỗ lực để giảm thiểu một cách tối đa các loại ô nhiễm do kết quả của sản xuất nông nghiệp để lại.
  • Tận dụng các nguồn tái sinh trong hệ thống nông nghiệp có tổ chức ở địa phương càng nhiều càng tốt.
  • Đảm bảo duy trì sự đa dạng hóa gen trong hệ thống nông nghiệp hữu cơ và khu vực xung quanh nó, gồm cả việc bảo vệ thực vật và nơi cư ngụ của cuộc sống thiên nhiên hoang dã.
  • Khuyến khích và thúc đẩy chu trình sinh học trong hệ thống canh tác, bao gồm vi sinh vật, quần thể động thực vật trong đất, cây trồng và vật nuôi.
  • Cho phép người sản xuất nông nghiệp có một cuộc sống theo công ước nhân quyền của liên hiệp quốc, có thể trang trải được những nhu cầu cơ bản của họ, có được một khoản thu nhập xứng đáng và sự hài lòng từ công việc của họ, tính cả môi trường làm việc an toàn .

Kỹ thuật trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS

>>>> CLICK NGAY: Tháp trồng rau hữu cơ

3. Khái niệm tiêu chuẩn PGS?

Để nắm rõ được kỹ thuật trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS một cách hiệu quả, đầu tiên bạn cần hiểu như thế nào là tiêu chuẩn PGS.

PGS (Participatory Guarantee System) do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (MARD) ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2006, được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn Quốc gia về sản xuất và chế biến các sản phẩm hữu cơ (10TCN 602-2006).

Kỹ thuật trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS

>>>> KHÁM PHÁ NGAY: Trồng rau hữu cơ trong nhà lưới

4. Tiêu chuẩn PGS bao gồm những nội dung nào?

Tiêu chuẩn PSG bao gồm những nội dung dưới đây:

  1. Trong sản xuất hữu cơ, cấm sử dụng các loại phân bón hóa học.
  2. Không được sản xuất song song: cây được trồng trong ruộng thông thường không được giống với các các cây trồng trong ruộng hữu cơ.
  3. Tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ trọn vẹn một vòng đời đối với các cây ngắn ngày từ khi làm đất đến khi thu hoạch, có thể được bán như sản phẩm hữu cơ sau thu hoạch.
  4. Cần có các biện pháp phòng ngừa tình trạng nhiễm mặn đất, xói mòn.
  5. Ruộng hữu cơ phải có một vùng đệm nhằm ngăn chặn sự xâm nhiễm của các chất hóa học từ ruộng kế bên, trong trường hợp ruộng kế bên sử dụng các chất bị cấm trong canh tác hữu cơ. Cây hữu cơ phải được trồng cách vùng đệm tối thiểu là một mét. Trường hợp sự xâm nhiệm xảy ra thông qua đường không khí, cần phải có một loại cây được trồng trong vùng đệm nhằm ngăn cản bụi phun xâm nhiễm. Loại cây được chọn trồng trong vùng đệm và cây trồng hữu cơ phải là hai loại khác nhau. Trường hợp xâm nhiễm qua đường nước, cần phải có một rãnh thoát nước hoặc bờ đất để không bị xâm nhiễm do nước bẩn tràn qua.
  6. Cấm sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học.
  7. Tất cả túi, các vật đựng để vận chuyển hay cất giữ sản phẩm hữu cơ đều phải mới hoặc được làm sạch. Cấm sử dụng các túi, vật đựng các chất bị cấm trong canh tác hữu cơ.
  8. Có thể bán như sản phẩm hữu cơ các loại cây trồng lâu năm, được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ trọn một vòng đời kể từ giai đoạn kết thúc thu vụ trước đến khi ra hoa và thu hoạch vụ kế tiếp.
  9. Cần phải cách ly các khu vực sản xuất hữu cơ khỏi các nguồn ô nhiễm như: khu vực đang xây dựng, nhà máy, khu sản xuất công nghiệp, các trục đường giao thông chính,...
  10. Khuyến khích sử dụng hạt giống và các nguyên liệu trồng hữu cơ sẵn có. Trường hợp không có sẵn, sử dụng các nguyên liệu gieo trồng thông thường để thay thế, tuy nhiên nghiêm cấm không được xử lý bằng thuốc bảo vệ thực vật hóa học trước khi gieo trồng.
  11. Phải sử dụng nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm trong canh tác hữu cơ.
  12. Nghiêm cấm sử dụng tất cả các vật tư đầu vào mà chúng có chứa sản phẩm biến đổi gen GMOs.
  13. Nghiêm cấm sử dụng phân người.
  14. Không được sử dụng các chất tổng hợp kích thích sinh trưởng.
  15. Việc ghi chép vào sổ tất cả vật tư đầu vào dùng trong canh tác hữu cơ phải được nông dân duy trì thường xuyên.
  16. Phải làm sạch các dụng cụ đã dùng trong canh tác trước khi đưa vào sử dụng trong canh tác hữu cơ.
  17. Không được sử dụng phân ủ được làm từ rác thải đô thị.
  18. Phải ủ nóng phân động vật lấy vào từ bên ngoại trang trại trước khi dùng trong canh tác hữu cơ.
  19. Thông thường những thiết bị phun thuốc đã được sử dụng trong canh tác sẽ không được dùng trong canh tác hữu cơ.
  20. Cấm sử dụng trong kho cất trữ sản phẩm hữu cơ thuốc bảo vệ thực phẩm không được phép dùng trong canh tác hữu cơ.
  21. Những đầu vào nông dân đã có đăng ký với PGS và được PGS chấp thuận mới được cho phép sử dụng.
  22. Ngoại trừ phương pháp du canh truyền thống, còn lại không được phép đốt cành cây và rơm rạ.

Kỹ thuật trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS

5. Kỹ thuật trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS cơ bản

5.1 Lựa chọn vị trí canh tác

Một trong những kỹ thuật trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS chính là lựa chọn vùng đất canh tác. Khi lựa chọn vị trí để canh tác, bạn cần nắm những lưu ý sau:

  • Đất, nước ngầm ở khu đất trồng cần phải được lấy mẫu để phân tích các chỉ tiêu kim loại nặng, độ pH,... nhằm đảm bảo đạt chuẩn PGS.
  • Nhằm ngăn chặn lây nhiễm hóa chất từ bên ngoài, toàn bộ vùng trồng cần được bao quanh bởi hàng rào cách ly với các khu vực xung quanh.
  • Trong 3 năm liền, vùng trông không được sử dụng hóa chất và phải có giấy tờ xác minh rõ ràng.

Kỹ thuật trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS

5.2 Lựa chọn nguồn giống chất lượng

Để có nguồn giống chất lượng, sau đây là những điều người nông dân cần lưu ý:

  • Những loại hạt giống đã chuyển gen không nên đưa vào sử dụng, điều đó sẽ dẫn đến nhiều rủi ro cho thành phẩm về sau.
  • Phải kiểm tra kỹ các dấu hiệu trên bao bì đóng gói là đã được xử lý hay chưa khi đi mua hạt giống
  • Giống được sản xuất bằng phương pháp hữu cơ là nguồn giống được chọn để sử dụng. Trường hợp nguồn giống đó không được sản xuất hữu cơ, cần có sự xem xét và phê duyệt của cơ quan cấp chứng quyền. Cần phải có hồ sơ thu hoạch và giữ giống với những trường hợp tự chọn giống.

Kỹ thuật trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS

5.3 Thiết kế vườn trồng rau hữu cơ

Đất quy hoạch dùng để trồng rau hữu cơ cần đảm bảo đảm các điều kiện dưới đây:

  • Đặc điểm lý, hóa, sinh học phải phù hợp với quá trình sinh trưởng, phát triển của cây rau
  • Không được bị ảnh hưởng trực tiếp các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, các lò giết mổ gia súc tập trung và từ các nghĩa trang, đường giao thông lớn.
  • Phải đảm bảo tiêu chuẩn môi trường đất trồng trọt theo tiêu chuẩn TCVN 5941; 1995, TCVN 7209; 2000 nêu tại Phụ lục 5,6 của Quy định này.
  • Tưới bằng nguồn nước sạch.

Kỹ thuật trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS

5.4 Bổ sung sinh dưỡng cho rau

Nhằm đảm bảo cây trồng luôn được bổ sung chất dinh dưỡng, tiến hành thực hiện canh tác luân canh, tăng cường nguồn hữu cơ từ phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học hoặc các biện pháp cải tạo đất là điều cần làm.

Kỹ thuật trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS

Đặc biệt lưu ý, không được sử dụng phân hóa học, phân chuồng chưa ủ hoai hay phân người chưa được xử lý cho rau hữu cơ.

>>>> THAM KHẢO NGAY: Trồng rau bằng rác hữu cơ

6. Một số mẫu vườn trồng rau hữu cơ phổ biến

6.1 Vườn rau truyền thống

Vườn rau có thể được chia thành các luống, các khu vực nhỏ. Có thể tùy vào từng mùa vụ trong năm để lựa chọn loại rau cho phù hợp. Hệ thống cấp nước tập trung được xây dựng đạt tiểu với những yêu cầu sau:

Nước ngầm qua xử lý an toàn, có đầu mối trạm bơm, bể lắng lọc, bể chứa và hệ thống ống dẫn, các họng cấp nước được bố trí giàn trải đều trên toàn vùng. Từ đó, người nông dân có thể tưới phun theo mọi nhu cầu thời vụ và tuỳ thời kỳ sinh trưởng của cây trồng.

Kỹ thuật trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS

Nguồn cấp lấy từ nguồn nước ngầm qua hệ thống giếng khoan công suất lớn và hệ thống lọc công nghiệp. Hệ thống nước tưới đề xuất bao gồm:

  • Tưới đại trà toàn vùng : dùng tưới phun phun đều trên diện tích tưới trong vùng. Hệ thống đường ống ngầm được chôn sâu cách mặt đất 50-90cm là hệ thống tưới. 
  • Tưới nhỏ giọt: Tưới nhỏ giọt là cách thức dẫn nước trực tiếp vào đất dưới dạng các giọt nước nhỏ ra một cách đều đặn, nhờ vào các thiệt bị được thiết lập nhỏ giọt sẵn tại một số điểm trên mặt đất đến vùng gốc cây. 

Đây được đánh giá là một phương pháp tưới hiện đại, tiết kiệm được khối lượng lớn nước. Ưu điểm: đảm bảo phân bố độ ẩm đều trong tầng đất canh tác, tiết kiệm lượng nước tối đa, đất không bị xói mòn, cấu tượng đất không bị phá vỡ, tình trạng nhiễm mặn được hạn chế.

Kỹ thuật trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS

Xây dựng 1 nhà thu gom, đóng gói, sơ chế, giao dịch và giới thiệu sản phẩm rau hữu cơ. Khu nhà thu gom, sơ chế và đóng gói sản phẩm gồm 1 nhà xây chính, bể rửa 15 - 30m3, có sân hè để tập kết rau. Các lối ra vào cho phương tiện chuyên chở.

Hệ thống tiêu bao gồm đường tiêu nước rửa lọc và các kênh tiêu nước mặt chung. Đường tiêu nước rửa lọc được xây kiên cố và nắp kín.

Kỹ thuật trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS

6.2 Vườn rau sử dụng màng phủ nilong

Ưu điểm:

  • Tiết kiệm được nước tưới, phân bón và chống rửa trôi mùn. 
  • Hạn chế được sự phát triển của cỏ dại.
  • Hạn chế sự xuất hiện của nhiều loại sâu bệnh truyền từ đất.

Nhược điểm

  • Sự sinh trưởng của một số cây trồng có thể bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ đất trong màng phủ.
  • Nilong phế thải dẫn đến góp phần ô nhiễm môi trường.

Kỹ thuật trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS

6.3 Vườn rau sử dụng mái che

Với kiểu vườn này thì tồn tại những mặt ưu và nhược điểm sau:

- Ưu điểm:

  • Các loại rau như: rau cải, rau gia vị tránh bị giập nát sau những trận mưa, gió lớn.
  • Phù hợp đối với những loại cây ít ưa sáng.

- Nhược điểm

  • Vì chất liệu mái che phải tốt để đảm bảo dùng trong thời gian dài nên rất tốn công sức và tiền của người trồng cây.

Kỹ thuật trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS

6.4 Vườn rau trong nhà lưới

Nhà lưới để sản xuất rau hữu cơ có điểm mạnh sau:

  • Ngăn không để cây rau bị giập nát khi có mưa, gió.
  • Giảm lượng phân bón.
  • Tiết kiệm nước nhờ hạn chế bốc hơi.
  • Tạo điều kiện thuận lợi để chủ động sản xuất rau ăn lá trái vụ, canh tác các bộ giống rau mới, rau đặc sản khác theo yêu cầu của thị trường.

Kỹ thuật trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS

Loại nhà lưới kín: Là dạng nhà lưới được phủ hoàn toàn bằng lưới, gồm cả trên mái cũng như xung quanh, ngay cả cửa ra vào cũng được phủ bằng lưới. Nhằm ngăn chặn côn trùng thâm nhập.

Kỹ thuật trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS

6.5 Vườn rau dùng lưới che côn trùng

Ưu điểm:

  • Hạn chế một cách tối ưu các loại sâu gây hại, đặc biệt là trái vụ.
  • Hạn chế được thời tiết khắc nghiệt: mưa to, nắng gắt.
  • Dễ làm, không phức tạp, tiết kiệm chi phí.

Nhược điểm:

  • Đối cây leo giàn và cần côn trùng thụ phấn thì loại hình này khó áp dụng được.
  • Gây khó khăn cho việc chăm sóc, bón phân, làm cỏ nếu thực hiện sớm.

Kỹ thuật trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS

Những kỹ thuật trồng rau hữu cơ theo tiêu chuẩn PGS có thể rất phức tạp và đòi hỏi người trồng nhiều thời gian, kiến thức và tiền bạc. Tuy nhiên, để có một thành phẩm xanh - sạch và tốt cho sức khỏe thì không hề uổng công. Bài viết trên đây Rosava đã hỗ trợ các bạn về những kiến thức cần và đủ để trồng rau hữu cơ thành công nhất.

>>>> GỢI Ý: Dung dịch trồng rau thủy canh hữu cơ và cách pha chi tiết

Tag :
VIẾT BÌNH LUẬN:
ĐA DẠNG SẢN PHẨM
ĐA DẠNG SẢN PHẨM

Đầy đủ giống và phân thuốc chuyên dùng cho hoa hồng

GIAO HÀNG TOÀN QUỐC
GIAO HÀNG TOÀN QUỐC

Cây chết hoặc hàng mất do vận chuyển bù hàng mới

TƯ VẤN MIỄN PHÍ 24/24
TƯ VẤN MIỄN PHÍ 24/24

Hỗ trợ tư vấn 24/24 qua alo, zalo, fb, web

ĐẢM BẢO QUYỀN LỢI
ĐẢM BẢO QUYỀN LỢI

Cam kết ra hoa, chết tặng cây mới

Chat Facebook Chat Zalo Hotline: 081.99.45.468