Phân vi sinh là gì? Cách sử dụng phân vi sinh đạt hiệu quả cao

Người ta thường đặt ra câu hỏi phân vi sinh là gì? Công dụng của nó như thế nào? Và tại sao loại phân này lại được sử dụng phổ biến đến như vậy. Để có câu trả lời cho những câu hỏi trên, mời bạn tham khảo bài dưới đây của Rosava nhé!

>>>> XEM THÊM: Phân bón cho rau sạch

1. Phân vi sinh là gì?

Phân vi sinh được biết đến là loại phân bón được sản xuất trong nước hoặc được nhập khẩu. Mọi người thường sử dụng nó trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Phân bón vi sinh cung cấp và bổ sung một lượng chất dinh dưỡng quy định cho cây nhằm nâng cao năng suất và chất lượng nông sản. Bên cạnh đó, phân bón này rất an toàn và không ảnh hưởng xấu đến con người, động vật hay môi trường sinh thái xung quanh. 

phân vi sinh là gì

2. Thành phần của phân bón vi sinh bao gồm những gì?

Trong phân vi sinh có chứa những chế phẩm của các loài vi sinh vật có ích như vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn,...Đặc biệt, trong đó còn chứa các nhóm vi sinh vật cố định đạm, hoà tan lân, phân giải chất hữu cơ, kích thích sinh trưởng cây trồng,...Các vi sinh vật này có chức năng hòa tan lân, cố định đạm, phân giải các chất hữu cơ và thúc đẩy cây trồng tăng trưởng. Ngoài ra, nó còn giúp tạo ra hợp chất dinh dưỡng khoáng đa lượng, trung lượng và vi lượng bằng cách vận động. Đồng thời, nó giảm thiểu lượng tồn dư chất độc hóa học bên trong đất. 

phân vi sinh là gì

>>>> GỢI Ý: Phân bón hữu cơ là gì

3. Công dụng của phân vi sinh mang lại

3.1. Đối với con người

Với các thành phần chính trên, mọi người có thể sử dụng phân vi sinh một cách đơn giản và không gây độc hại cho con người như phần hóa học. Chính vì thế, nó rất thân thiện với môi trường cùng hệ sinh thái. Điều này giúp đảm bảo được sự an toàn cho cả con người và vật nuôi. 

3.2. Đối với cây trồng

Ngày này, phân vi sinh được dùng rất phổ biến, đặc biệt là với cây trồng. Các loài vi sinh có trong phân hoạt động giúp tạo ra chất dinh dưỡng cung cấp cho cây. Đồng thời, nó hổ trợ cây phát triển và tăng trưởng tốt. Bên cạnh đó, khi cây xuất hiện các hợp chất khó hấp thụ thì các vi sinh vật sẽ giúp phân giải thành các hợp chất để cây dễ dàng hấp thụ. Hơn hết, phân vi sinh có thể tăng khả năng miễn dịch tránh sâu bệnh xuất hiện trên cây.

phân vi sinh là gì

3.3. Đối với đất đai

Đối với đất đai, phân vi sinh góp phần to lớn trong việc cải tạo và cung cấp chất dinh dưỡng cho chất. Bên cạnh đó, phân bón vi sinh còn là thức ăn hấp dẫn với các vi sinh vật trong đất. Nó hổ trợ làm tê liệt, tiêu diệt các nấm bệnh trong đất và không làm đất bị phèn, chua.

4.  Những loại phân bón vi sinh phổ biến hiện nay

4.1. Phân vi sinh hòa tan lân

Phân bón vi sinh hòa tan lân là phân bón giúp hòa tan các hợp chất photpho vô cơ. Các sinh vật có trong loại phân bón này bao gồm Bacillus megaterium, B. circulans,...Vậy tác dụng của chúng trong phân vi sinh là gì? Các vi sinh vật này có chức năng tiết ra axit hữu cơ. Yếu tố lân, photpho được chúng phân giải và chuyển thành các hợp chất dễ tan cho cây hấp thu. Ngoài ra, các thành phần trong phân vi sinh hòa tan góp phần giúp cây tạo ra màng tế bào axit nucleic. Điều này giúp rễ phát triển mạnh và thúc đẩy chu trình chuyển hóa quả chín trên cây.

phân vi sinh là gì

4.2. Phân bón vi sinh cố định đạm

Phân bón vi sinh cố định đạm là phân có chứa các vi sinh vật cố định Nitơ. Nó bao gồm các sinh vật như Azotobacter, Bradyrhizobium, Rhizobium, Actinomyces,...Như chúng ta đã biết, Nitơ chiếm tới 78,16% không khí, ta có thể lợi dụng nguồn phân bón có chứa Nitơ đã được chuyển hóa thành chất dinh dưỡng cho cây. Ngoài ra, phân bón vi sinh cố định đạm được chia ra làm 3 loại chính như sau:

  • Vi khuẩn nốt sần
  • Vi khuẩn cố định đạm sống tự do
  • Vi khuẩn cố định đạm Azotobacter
>>>> THAM KHẢO NGAY: Phân bón vô cơ là gì

4.3. Phân vi sinh kích thích cây sinh trưởng

Phân vi sinh kích thích cây sinh trưởng bao gồm các vi khuẩn, xạ khuẩn, nhóm Azotobacter, Gibberella fujikuroi và các loại nấm có trong môi trường. Những loại này tiết ra các chất Auxin, Gibberellin giúp kích ứng khả năng phát triển bộ rễ của cây. Nó cũng có thể chi phối điều hòa chu trình trao đổi chất trong đất. Đặc biệt, loại phân bón này chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. 

4.4. Phân vi sinh ức chế mầm bệnh

Phân vi sinh ức chứa mầm bệnh có chứa các vi sinh vật tạo ra thể kháng sinh. Nó bao gồm các hợp chất có thể kìm hãm và ngăn ngừa các loại vi sinh vật gây hại cho cây trồng. Đồng thời, nó tạo ra các enzym và chất kháng sinh giúp cho cây có một sức đề kháng tốt, chống được các sâu bệnh. 

phân vi sinh là gì

4.5. Phân bón vi sinh phân giải chất hữu cơ

Phân bón vi sinh phân giải chất hữu cơ với xenlulozo là thành phần chính. Đây là nguồn dinh dưỡng cần thiết giúp cây phát triển và sinh trưởng tốt. Các vi sinh vật giúp điều tiết và phân giải mùn, hợp chất hữu cơ. Điều này hỗ trợ cây trồng dễ dàng hấp thu xenlulozơ màu mỡ trong đất và nhanh chóng tăng trưởng khỏe mạnh.

phân vi sinh là gì

4.6. Phân vi sinh phân giải silicat

Phân bón vi sinh phân giải silicat bao gồm các sinh vật như vi khuẩn Bacillus, Pseudomonas,...Nó có tác dụng giải phóng các ion Kali, silic vào môi trường. Đồng thời, nó còn giúp hoa tan các khoáng vật có chứa silicat trong đá hoặc đất,...

5. Quy trình ủ phân vi sinh cho cây trồng

Hiện nay, phân vi sinh được dùng rất phổ biến và nó có thể được sản xuất ngày tại nhà. Để có thể ủ loại phân này, bạn cần tiến hành theo quy trình như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị các nguyên liệu hữu cơ như than bùn, phân bò, bã cà phê,...
  • Bước 2: Tổng hợp nguyên liệu và sơ chế.
  • Bước 3: Tiến hành ủ các nguyên liệu này với vi sinh vật phân giải. Sau khi ủ được một thời gian, ta sẽ có được chất nền hữu cơ.
  • Bước 4: Bổ sung chế phẩm vi sinh vật theo một lượng có sẵn và trộn đều.
  • Bước 5: Kiểm tra chất lượng phân bón sản xuất.
  • Bước 6: Đóng bao và bảo quản.

6. Cách sử dụng phân bón vi sinh hiệu quả

Phân bón vi sinh hiện nay đa phần đều được chế biến thành bột hoặc dạng hạt. Do đó, khi sử dụng, ta có thể trộn phân bón cùng hạt giống để gieo. Trước khi gieo, bạn cần làm hạt giống ướt sơ rồi trộn đều phân vi sinh với hạt giống theo tỷ lệ 1:100. Sau đó, ta đem hạt đi ủ trong vòng 10 – 20 phút rồi mới đem đi gieo. Điều này sẽ giúp đạt hiệu quả nảy mầm cao nhất.

Ngoài ra, ta có thể bón phân theo phương pháp pha loãng phân vi sinh với nước tạo thành một dung dịch loãng. Sau đó, ta tiến hành ngâm rễ cây giống non chưa trồng vào rồi đem đi trồng.

phân vi sinh là gì

7. Những lưu ý cần biết khi sử dụng phân vi sinh đạt hiệu quả cao

So với phân hóa học thì phân vi sinh có tốc độ phân giải và tác dụng chậm. Do đó, ta cần lưu ý một số điều để khi bón đạt được hiệu quả cao. Các lưu ý như sau:

  • Khi sử dụng, bạn cần lưu ý độ ẩm trên đất canh tác và hạn chế sử dụng chế phẩm hóa học khi không thật sự cần thiết.
  • Khi bảo quản sản phẩm, bạn cần đảm bảo nhiệt độ không vượt quá 30 độ C. Đặc biệt là trong vòng từ 1 – 6 tháng, vì đâu là khoảng thời điểm phân bón vi sinh hữu cơ hoạt động tốt nhất.
  • Không để phân bón ở nơi ẩm ướt và tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào trực tiếp.

Bài viết của Rosava đã cung cấp đầy đủ các thông tin về phân vi sinh là gì. Thông qua đây, hy vọng bạn có thể có thêm được nhiều kiến thức hơn về loại phân này. Đồng thời, bạn sẽ lựa chọn được loại phân vi sinh phù hợp cho cây trồng của mình. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài.

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

VIẾT BÌNH LUẬN:
ĐA DẠNG SẢN PHẨM
ĐA DẠNG SẢN PHẨM

Đầy đủ giống và phân thuốc chuyên dùng cho hoa hồng

GIAO HÀNG TOÀN QUỐC
GIAO HÀNG TOÀN QUỐC

Cây chết hoặc hàng mất do vận chuyển bù hàng mới

TƯ VẤN MIỄN PHÍ 24/24
TƯ VẤN MIỄN PHÍ 24/24

Hỗ trợ tư vấn 24/24 qua alo, zalo, fb, web

ĐẢM BẢO QUYỀN LỢI
ĐẢM BẢO QUYỀN LỢI

Cam kết ra hoa, chết tặng cây mới

Chat Facebook Chat Zalo Hotline: 081.99.45.468