Kinh nghiệm trồng hoa hồng đào cổ | Cách trồng & Chăm sóc

Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về cách trồng và chăm sóc với bài viết kinh nghiệm trồng hoa hồng đào cổ ngay dưới đây của Rosava nhé.

>>>> KHÁM PHÁ: Cách chăm sóc hoa hồng

1. Hoa hồng đào cổ là gì?

1.1. Nguồn gốc của hoa hồng đào

Hồng cổ đào là loài hoa được ghi nhận phát hiện tại một số tỉnh miền Bắc như Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Hòa Bình…Cho đến hiện nay chúng đã được nhân giống và trồng rộng rải khắp các tỉnh trong cả nước.

Nhiều thông tin cho rằng hoa hồng cổ đào có nguồn gốc từ Châu Âu, thuộc giống hồng Pháp cổ đã được du nhập vào Việt Nam từ nhiều năm trước. Và dần dần đã được thuần hóa và lai trở thành giống hoa hồng cổ của Việt Nam.

kinh nghiệm trồng hoa hồng đào cổ

Chat ngay với chuyên gia

1.2. Đặc điểm sinh trưởng

Hoa hồng đào cổ là một giống hồng bụi, thân gỗ, có sức sống bền bỉ, khả năng kháng bệnh tốt, ít bị sâu bệnh hại, sống khá lâu năm. Thậm chí còn có những cây đã vài chục năm tuổi vẫn xanh tốt quanh năm. 

Giống cây này khá thích hợp với khí hậu ở nước ta. Tuy nhiên, thì cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt hơn trong điều kiện thời tiết mát mẻ mùa thu và mùa đông.

>>>> XEM THÊM: Chăm sóc hoa hồng trong chậu

1.3. Ý nghĩa và công dụng

Công dụng chính của hoa hồng đào cổ là có thể được cắt lấy bông thắp hương trong những ngày lễ tết, mồng một, ngày rằm. Ngoài ra thì hoa còn có thể được sử dụng để chiết suất nước hoa hồng, hương liệu thiên nhiên, sữa tắm, mỹ phẩm.

Ý nghĩa của hoa hồng đào cổ tượng trưng cho một vẻ đẹp dịu dàng, e ấp, trong sáng. Vì thế mà trưng sẽ làm cho không gian xung quanh trở nên xinh đẹp, duyên dáng hơn.

Ngoài ra, hoa hồng cổ cũng là biểu tượng của tình cảm chân thành, thân thiết. Và nay đã trở thành một món quà vô cùng ý nghĩa mà những người thân, bạn bè dành tặng cho nhau.

>>>> CLICK NGAY: Mua bán hoa hồng David Austin Kate Rose tím, cực thơm, lâu tàn ở đâu?

2. Kinh nghiệm trồng hoa hồng đào cổ nên biết

2.1. Phương pháp nhân giống

Kinh nghiệm trồng hoa hồng đào cổ là cây thường được nhân giống bằng phương pháp giâm cành vào chủ yếu mùa xuân hoặc mùa thu đông. Hoặc nhân giống bằng phương pháp chiết cành để tạo dáng một thân (tree hồng đào cổ).

kinh nghiệm trồng hoa hồng đào cổ

Chat ngay với chuyên gia

2.2. Kỹ thuật trồng cây

Để cây có thể phát triển mạnh mẽ thì bạn phải nắm được kỹ thuật trồng cây dưới đây:

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu
    • Chậu: có thể chậu nhựa hoặc chậu sứ
    • Đất: phải là loại đất thịt pha cát
    • Phân bón là bò hoặc phân gà đã được ủ hoai hoặc phân hữu cơ vi sinh
    • Trấu hun dở để thêm chất dinh dưỡng cho cây
    • Trộn những nguyên vật liệu trên là đất, trấu, phân theo tỉ lệ (thể tích) 5 : 3 : 2.
    • Lưu ý là không nên trộn các loại phân động vật chưa được ủ hoai hay phân hóa học vào đất.

kinh nghiệm trồng hoa hồng cổ

  • Bước 2: bắt đầu trồng cây
    • Cho hỗn hợp đã trộn vào 1/2 chậu
    • Xé bầu ươm ni lông của cây khi mang về một cách nhẹ nhàng để không làm ảnh hưởng tới bộ rễ
    • Sau đó cho cây vào chậu và phụ thêm giá thể vào xung quanh miệng chậu. 

Khi trồng cần tưới nước và phải để cây vào nơi râm mát ít nhất 7 ngày. Dần dần thì cho cây tiếp xúc với ánh nắng và có thể bón phân.

>>>> GỢI Ý: Giá mua giống hoa hồng Princess Alexandra of Kent bao nhiêu? Ở đâu?

3. Mẹo chăm sốc hoa hồng đào cổ cho sai hoa to

Dưới đây là kinh nghiệm trồng hoa hồng đào cổ mà bạn phải lưu ý:

  • Tưới nước: nên tưới nước thường xuyên để có thể duy trì độ ẩm vừa phải cho đất và không nên tưới trực tiếp lên hoa, lá. Không nên tưới vào buổi tối, vì nước đọng lại trên lá dễ phát sinh nấm bệnh
  • Ánh sáng: đây là cây ưa nắng, để có thể tạo điều kiện cho cây hứng nắng ít nhất 5 - 6 giờ/ngày
  • Cắt tỉa: sau mỗi chu kỳ ra hoa thì nên bấm tỉa những cành tăm, lá vàng. Hoa khi tàn giúp cây thông thoáng, giảm thiểu sâu bệnh và thời điểm này bạn có thể tạo tán theo ý muốn. Đặc biệt là cây sẽ bật nhiều mầm lộc, cho nhiều hoa hơn.

kinh nghiệm trồng hoa hồng đào cổ

  • Sâu bệnh: cây đào cổ tủy có khả năng kháng bệnh tốt nhưng vẫn có thể mắc một số sâu bệnh trên hoa hồng riêng. Vì thế cần phải theo dõi thường xuyên tình trạng của cây để phòng và chữa trị kịp thời.
  • Bón phân: phụ thuộc theo kích cỡ cây để bón phân cho phù hợp. Nếu cây hoa hồng trưởng thành thì bón: 2 nắm phân gà/gốc/tháng (chia làm 2 lần bón) hoặc 1 nắm phân dơi/gốc/tháng.

Trên là những chia sẻ của Rosava về kinh nghiệm trồng hoa hồng đào cổ. Hy vọng đã giúp bạn tìm hiểu được những thông tin cần thiết để có thể chăm sóc tốt cho cây trồng của mình.

>>>> XEM THÊM:

VIẾT BÌNH LUẬN:
ĐA DẠNG SẢN PHẨM
ĐA DẠNG SẢN PHẨM

Đầy đủ giống và phân thuốc chuyên dùng cho hoa hồng

GIAO HÀNG TOÀN QUỐC
GIAO HÀNG TOÀN QUỐC

Cây chết hoặc hàng mất do vận chuyển bù hàng mới

TƯ VẤN MIỄN PHÍ 24/24
TƯ VẤN MIỄN PHÍ 24/24

Hỗ trợ tư vấn 24/24 qua alo, zalo, fb, web

ĐẢM BẢO QUYỀN LỢI
ĐẢM BẢO QUYỀN LỢI

Cam kết ra hoa, chết tặng cây mới

Chat Facebook Chat Zalo Hotline: 081.99.45.468