-
-
-
Tổng cộng:
-
Giao hàng toàn quốc
Tổng tiền thanh toán:
Bạn đang tìm kiếm các kỹ thuật trồng hoa hồng leo như thế nào để hoa được nở quanh năm và bông to, khỏe? Vậy thì hãy tham khảo bài viết dưới đây của Rosava để biết về cách trồng và chăm sóc đúng chuẩn nhé!
Hoa hồng leo hay còn có tên gọi khác là hoa hồng dây. Đây là loại cây leo thường được trồng với mục đích chủ yếu trang trí trong các sân vườn biệt thự hoặc các khuôn viên cây xanh.
Hoa hồng leo ưa nơi thoáng, mát mẻ, nên thích hợp sống ngoài trời nhưng lại không chịu được cái nắng quá gay gắt. Loài hoa này cũng có sức sống tốt, khỏe mạnh, và rất dễ dàng chăm sóc vì thế mà kỹ thuật trồng hoa hồng leo cũng không quá khó.
Loại hoa hồng dây này vừa đẹp mà vừa có hương thơm nên mọi người đều yêu thích. Cây sẽ phát triển khá nhanh nếu môi trường thích hợp, độ vươn xa cũng không bằng các loại dây leo khác. Vì thế chủ yếu cây được trồng ở những nơi có diện tích nhỏ: cột, cổng hay một khoảng vách nào đó hoặc có thể trồng trong bồn hoa trên cao để cho cây vươn xõa dài ra.
Thời điểm thích hợp nhất để trồng hoa hồng leo đó chính là vào thời kì đầu mùa xuân, mùa thu hoặc mùa hè. Bởi đây cũng chính là thời gian mà giúp bộ rễ của cây được hình thành, ổn định và khỏe mạnh. Trong đó thì mùa xuân vẫn là mùa giúp cây tăng sức đề kháng, sinh trưởng phát triển nhất.
Để cây hoa hồng dây phát triển khỏe mạnh nhất thì chất lượng hạt giống ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cây và hoa. Bên cạnh đó thì đất trồng hoa phải là đất sâu, xốp có thành phần đất sét, nhiều ánh mặt trời và những chỗ ẩm. Ðất cát thì phải nên trộn thêm phân phân hữu cơ và đất sét vào để rễ cây khỏe mạnh hơn.
Kỹ thuật trồng hoa hồng leo cũng phụ thuộc vào việc lựa chọn chậu cây có thích hợp hay không bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cây:
Nếu bạn dự định di chuyển qua lại chậu cây thì nên lựa chọn chậu nhựa thì sẽ thuận tiện hơn. Hoặc nếu bạn muốn trang trí, có tính thẩm mỹ cao có thể lựa chọn những loại chậu sứ, gỗ,...tùy theo sở thích. Bên cạnh đó thì bạn cũng cần phải chuẩn bị một bộ giàn, khung để làm giá đỡ cho hoa hồng dây.
Dưới đây là kỹ thuật trồng hoa hồng leo trong chậu cực đơn giản mà bạn có thể làm theo:
Lựa chọn và cắt một khúc cây có chiều dài khoảng 15cm, nên lựa chọn khúc cây không quá non cũng không quá già. Khi cắt, dùng lưỡi dao mỏng và bén để tránh việc làm giập vết cắt, vì khi bị giập sẽ làm cành bị hư thối.
Sau khi cắt thì chấm đầu gốc cành hồng vào thuốc kích thích mọc rễ để cây dễ sinh trưởng và rễ mọc nhanh hơn.
Tiếp theo là cho đất vào chậu trồng, dùng một cái que nhỏ bằng chiếc đũa thọc sâu một lỗ chừng 2cm và cắm cành hồng đã được cắt vào. Sau thời gian chăm sóc, tưới nước thường xuyên chừng 10 - 15 ngày thì cành hồng sẽ bắt đầu đâm chồi non. Khoảng 25 - 25 ngày sau sẽ ra rễ và khoảng 2 - 2.5 tháng là có thể tách ra trồng được rồi.
Sau khi mua hạt giống của hoa hồng leo về thì đem ngâm trong nước lạnh khoảng 4 giờ, cho đến khi chúng nổi lên trên mặt nước. Tiếp tục lấy hạt ngâm trong nước ấm 1 - 2 ngày cho hạt giống căng nở ra.
Với chậu cây đã được chuẩn bị đất, hạt giống phải được gieo sâu khoảng 5 - 15cm. Phần ở trên phải được phủ một lớp cát mỏng nhằm giữ ẩm cho đất trồng. Sau khoảng 7 - 30 ngày thì hạt giống sẽ nảy mầm.
Vào mùa khô, có ánh nắng gắt thì nên tưới cho hoa vào mỗi sáng. Lưu ý là tránh tưới nước trực tiếp lên lá và hoa, vì có thể tạo điều kiện cho nấm có hại cho hoa phát triển.
Vào mùa xuân nên bón phân hữu cơ để cung cấp dinh dưỡng cho cây. Phải là loại phân chứa nitơ, phosphor và kali để tạo bông. Vào khoảng tháng 7 thì không nên bón phân có nitơ cho cây. Còn tháng 9 thì nên bón phân có nhiều kali để tạo thân gỗ.
Nếu trồng hoa hồng leo trong chậu thì sau khoảng 1 năm bạn phải thay đất khác để có đủ dinh dưỡng cho cây tiếp tục phát triển. Lưu ý là trước khi thay chậu thì nên ngừng tưới nước trước 1 ngày để tránh hiện tượng vỡ bầu.
Đối với hoa hồng leo thì chỉ cần cắt tỉa một số cành nhỏ cho bớt cớm. Nếu hoa tàn nên cắt bỏ 1 đoạn tầm 2 -3 đốt lá vì những mầm ở những đốt này sẽ làm yếu cây và tạo những bông hoa nhỏ. Còn đối với hoa hồng leo nên tỉa bớt những mầm phụ để bông khỏi èo uột.
Hoa hồng leo là cây ưa ánh sáng mặt trời, thoáng đãng và có thời gian chiếu sáng ít nhất 6 tiếng/ ngày. Vì thế tốt nhất là đặt cây ở hướng Đông để cây có thể đón ánh sáng mặt trời vào sáng sớm.
Để ngừa sâu bệnh thì bạn cần phải lưu ý khi tưới nước không nên tưới nước trực tiếp lên lá, hoa và không nên tưới cây vào ban đêm. Bên cạnh đó khi phát hiện cây bị bệnh thì phải dùng thuốc điều trị kịp thời cho cây ngay.
Trên là những chia sẻ về các kỹ thuật trồng hoa hồng leo cực dễ mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Hy vọng bài viết của Rosava đã giúp bạn tìm hiểu được những thông tin cần thiết để chăm sóc cây hoa hồng leo của mình.
Đầy đủ giống và phân thuốc chuyên dùng cho hoa hồng
Cây chết hoặc hàng mất do vận chuyển bù hàng mới
Hỗ trợ tư vấn 24/24 qua alo, zalo, fb, web
Cam kết ra hoa, chết tặng cây mới