Kinh Nghiệm Chăm Sóc Hoa Hồng Từ A-Z Cho Người Mới Chơi

Tròn 1 năm bén duyên với "nghiệp" trồng hồng, chị Phạm Hoa tự hào khi ước mơ có một "ngôi nhà hoa hồng" đã trở thành hiện thực.

Bén duyên trồng hồng cách đây mới được 1 năm, nhưng chị Phạm Hoa – chủ nhân “ngôi nhà hoa hồng” ở xã Thạch Sơn – Lâm Thao – Phú Thọ luôn tự hào vì những chậu hồng khoe sắc, tỏa hương thơm ngào ngạt của mình.

Chị Hoa phòng bệnh cho cây 2 lần một tháng, phun thuốc trĩ, nhện, nấm. Trước đợt mưa, chị đều phun phòng nấm và hết đợt mua lại phun lại. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, chị Hoa tìm mọi cách để cây không dính bệnh, phun phòng nên cây ít bệnh, nhờ thế mà lớn nhanh và phát triển tốt.Sở hữu 60 gốc hồng đủ loại bao gồm Juliet, Julio, Ken, Kate Rose, Julibee, Abraham, Masora, W200, Apple, hồng cổ Hải Phòng, hồng cổ Sapa, hồng đào, mỗi ngày chị Hoa dành 2 tiếng vun vén cho niềm đam mê trồng hồng bất tận. Nhân duyên đến với hồng đơn giản chỉ vì thích, từ thích đến ước mơ có một ngôi nhà đầy hoa hồng, và đến khi tự tay chăm sóc từng gốc hồng, từng nụ hoa, sở thích lại trở thành đam mê từ lúc nào không hay.

60 gốc hồng đủ loại của chị đều sai hoa, bông hoa nở to, màu sắc đẹp rực rỡ. Theo như chị Hoa chia sẻ, bí quyết là do chị dùng đất phù sa lấy ngoài bờ kênh cánh đồng, trộn với sơ dừa, trấu hun, phân bò hoại mục, trấu sống, nấm và vỏ trứng gà. Khi sang chậu, cần nhớ đặt than tổ ong xuống đáy chậu cho thoát nước

Được biết, “ngôi nhà hoa hồng” của chị nở hoa đẹp lung linh nhất bắt đầu từ tháng 8 đến hết mùa xuân năm sau. Vào mùa mưa, chị Hoa chỉ phun phòng nấm, tuân theo nguyên tắc không tưới nước và không để chậu ngập úng.

Theo kinh nghiệm cá nhân, chị Hoa cho biết những ai có ý định trồng hồng, nên bắt đầu từ việc mua cây khỏe mạnh, không bị bệnh. Ngoài ra, tưới nước đậu, bón phân dê, cá, gà 1 lần/ tuần. Quan trọng hơn cả là phòng bệnh thật tốt cho cây.

Nhiều người bắt đầu trồng hồng thường thất bại và nản chí, theo chị Hoa lỗi phần nhiều là do không phòng bệnh tốt, không cung cấp đủ dinh dưỡng nuôi cây dẫn đến cây yếu rễ bị bệnh, còi cọc và không có hoa. Các bệnh thường gặp ở hồng là nhện, trĩ, nấm, đen thân, vảy nến. Cần lưu ý phun phòng bệnh cho cây 10 ngày 1 lần.


Từ ngày bén duyên với “nghiệp” trồng hồng, chị Hoa tìm được niềm đam mê của mình. Mỗi ngày đi làm về dù mệt mỏi nhưng cứ chăm hoa và thấy khóm hoa nở đẹp là thấy cuộc đời lại tươi vui. Nói về độ “nghiện” hoa hồng, chị Hoa chỉ cười và chia sẻ ngắn gọn: “Hoa và hoa hồng nói riêng khiến chúng ta say và đam mê. Đó là loại ‘thuốc nghiện’ không bao giờ cai được”.Hiện tại dù chưa phải là thời điểm thuận lợi nhất cho hoa nở đẹp, nhưng 60 gốc hồng của chị Hoa vẫn cứ rực rỡ, lung linh. Trong đợt mưa kéo dài này, nhiều người chơi cây than thở cây bị nấm hoặc chết, nhưng cây do chị Hoa chăm sóc vẫn cứ “hiên ngang” tỏa hương khoe sắc.

Tag :
VIẾT BÌNH LUẬN:
ĐA DẠNG SẢN PHẨM
ĐA DẠNG SẢN PHẨM

Đầy đủ giống và phân thuốc chuyên dùng cho hoa hồng

GIAO HÀNG TOÀN QUỐC
GIAO HÀNG TOÀN QUỐC

Cây chết hoặc hàng mất do vận chuyển bù hàng mới

TƯ VẤN MIỄN PHÍ 24/24
TƯ VẤN MIỄN PHÍ 24/24

Hỗ trợ tư vấn 24/24 qua alo, zalo, fb, web

ĐẢM BẢO QUYỀN LỢI
ĐẢM BẢO QUYỀN LỢI

Cam kết ra hoa, chết tặng cây mới

Chat Facebook Chat Zalo Hotline: 081.99.45.468